Văn mẫu lớp 8

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ

  • Google+
  • Linkedin
  • Pinterest

Đề bài: Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

Bài làm

Thế Lữ (1907-1989), bút hiệu này là lấy từ tên thật Thứ Lễ nói trại lại, ẩn ý chỉ là “Quán trọ thế nhân”. Ông viết bài thơ theo cảm xúc về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Tường Tam, …thật mãnh liệt to lớn đầy hoài bão, nhưng không bắt nắm đượccơ hội hay thời cơ, để rồi trở thành con hổ bị nhốt vào chuồng thú “làm trò lạ mắt, thứđồ chơi.”

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Thái độ của con hổ bị giam là một sự tha hóa lãng mạn cho chính nó, khi bốnbức tường vây nhục nhã, không thoát, chỉ còn một chỗ nương ẩn là nhớ về một thuở“hồng hoang”, nơi đó ẩn hiện vóc dáng “hùm thiêng” cái thời mà:

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Ta biết ta chúa tể muôn của loài

Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.

“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng…/ nhưng: …Giữa chốn thảo hoa,không tên không tuổi”, sao mà cô đơn lạnh lùng, khi mà quyền uy đạt đến điểm caonhất, Thì chính nó trở thành “Đỉnh gió hú”, chỉ còn lại mình ta “không tên khôngtuổi”, đã làm cho vạn vật bị tan biến…Thì chính lúc ta quay về với chốn trơ vơ cùng tận.Cùng thời, Xuân Diệu cũng có những vần thơ lưu đậm dấu vết như trong bàithơ “Hi Mã Lạp Sơn”, chỉ ra cái bi kịch, khi tưởng mình trên đỉnh cao, thì chính là lúcta “rơi ngoài”, hiện tượng này ai trải qua đều thấy:

Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất

Không có chi bè bạn nổi cùng ta

Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta

Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!

Cái thi vị ẩn dụ nằm trong “thơ mới” là để chỉ ra cái tính bó rọ của “thơ cổ”,như đời người của một thời đoạn trong đó sự tác động tính người chỉ là sự “có đến thìphải có đi”, cố níu kéo thì nó bị vây hãm như con hổ kia, rồi sẽ bị nhận chìm…, quantrọng ở đó nếu không biết nắm bắt sẽ không tồn tại, như thơ mới/thơ cũ tranh luận…,của nền thi ca Việt trước 1945, có những cằn cựa làm nền cho sáng tạo tiến bộ quanhững thời kỳ hạn định, mà con người tác động như một lữ khách trong cuộc hànhtrình trường kỳ “không thủy không chung!?” nhưng nối liền, trong một tiến trình phóng tới, không có thắng bại mà sự kế thừa của giai đoạn dồn nén năng lực của cái trước đẩy ùa cho cái sau:

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Sự biến động liên hồi của thế quang, con hổ của Thế Lữ nhớ lại giang sơn xưa như một hoài niệm và đâu đây vang vọng của “một thời vang bóng” đã phủ trùm màn đêm “ Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu” rồi đây theo luật tuần hoàn di dịch cũng phải đi qua!….Dùng một con vật hoang dã để nói về cuộc đời của con người là điều không hềdễ dàng gì. Trong cái bối cảnh xã hội đầy biến đổi, chỉ có những nghệ sĩ là có nhữngcảm nhận tinh tế bậc nhất, mà chúng được thể hiện đầy đủ trong thơ văn, ca từ. ThếLữ đã tạo một cảm giác bất ngờ, khi đọc lên những vần thơ “Nhớ Rừng”, mà trong đó,chú cọp ngông nghênh đang bị nhốt …Rõ ràng là lời của một chú hổ được nhân hóa kể lại:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Trong cổ chú có một “cục” – rất to lớn – cục tức trong họng. Cái cục tức đó trấnáp cả cái tâm của chú hổ. Để rồi chú nằm dài, chẳng biết làm việc gì để “nhìn thờigian trôi”. Một kẻ tù đày lại còn tâm trạng để “khinh rẻ” lũ người “ngạo mạn”? Chúhổ cảm thấy mình rất vĩ đại, không bao giờ chịu ngang hàng với “bọn gấu, bọn báo”trong khi bị tù hãm. Trong thế giới con người, chúng đều là những loài vật rừng,không hề có sự so sánh khác biệt đến thế. Nhưng ta không biết được, từ sâu thẳmlòng, chúng đã biết mình là một phần không thể không có của vũ trụ.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi,

Ta biết ta chúa tể của muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?

Chú nhớ, nhớ đến tất cả những gì chú thống trị, là cả một giang sơn rộng lớn.Tất cả đều là những biểu tượng của một vị chú tể muôn loài. Tù đày, biết làm chi đây? Lúc trước tự do, ta đây có thể làm tất cả những điều mình thích, bất kì kẻ nào cũngphải phục tùng. Một chút tinh tế pha vào lời văn: “uống trăng tan”. Quả thực, ảnh trăng vàng chiếu bóng xuống nước, đến nỗi chú hổ “lỡ” uống vào. Không hiểu đó làsự chinh phục to tát, hay là sự ngây ngô của chú hổ chúa tể? Một lời than ai oán, “thời oanh liệt nay còn đâu”. Rõ ràng là chú còn rất nhiều hoài bão cần thực hiện, nhưng chỉmột gian tù đã làm chú khổ sở mọi bề …

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,

Sống những cảnh không đời nào thay đổi,

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;

Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém;

Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,

Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

Của chốn ngàn năm cao cả âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!

Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.

Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa

Nơi ta không còn được thấy bao giờ

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Trong lòng của chú, một nỗi niềm nữa lại cất lên. Đó là lời mơ mộng của mộtchú cọp, hay đúng hơn là một vị chúa tể. Chú cất tiếng gọi giang sơn của mình, nhưngchú biết những điều mà chú tơ tưởng sẽ không bao giờ hiện thực hóa được. Chỉ còncách tự bản thân cảm nhận được cái hồn của giang sơn, để tự mình cai quản. Để ấp ủ bao ước vọng …Một con người thực thụ, phải chăng? Dù trong cảnh tù đày, nhưng hãy biết hi sinh và làm gì đó trong khoảng thời gian này, để cuộc sống thêm ý nghĩa, không nhạt màu đi

Nguồn: Văn mẫu hay

  • Google+
  • Linkedin
  • Pinterest

Post Comment