Đề bài: Kể lại đoạn trích Nỗi oan hại chồng
Quan Âm Thị Kính là một vở chèo mà trích đoạn của truyện mà chúng ta học là Nỗi oan hại chồng. Thị Kính trong chuyện là một người con gái được sinh ra trong gia đình một người nông dân nghèo nhưng lại được về làm dâu nhà Thiện Sĩ – đây là một gia đình địa chủ, giàu có khét tiếng ở trong vùng. Vẫn là cảnh làm dâu nhà giàu, nhưng từ trước đến giờ Thị Kính vẫn luôn làm tròn bổn phận và trách nhiệm của một người dân hiền vợ đảm. Vốn là một người phụ nữ biết chăm lo và quan tâ, chăm sóc gia đình, vậy mà cuộc sống của hai vợ chồng nhà Thị Kính vẫn cứ êm đềm trôi qua.
Cứ tưởng như biết bao nhiêu công sức, biết bao nhiêu sự cố gắng vun đắp hạnh phúc gia đình của Thị Kính đã được đền đáp, ấy vậy mà chẳng bao lâu sau, một biến cố đã xảy đến với Thị Kính. Vốn là một người hết mực yêu thương chồng, nên khi chồng học hành mệt quá nên đã thiếp đi mất, nàng nhẹ nhàng dọn kỉ rồi lại quạt cho chồng. Trong khi đang quạt và được ngắm vẻ đẹp của chồng, Thị Kính đã phát hiện ra một chiếc râu mọc ngược trên mặt chồng. Lúc đó, Thị Kính chỉ có một suy nghĩ rất đơn giản là nếu chồng ta đẹp thì ta cũng đẹp và cũng nên đề một chiếc râu mọc ngược sẽ làm phá hỏng vẻ đẹp của chồng ta. Do đó mà Thị Kính đã toan lấy dao khâu định xén đi chiếc râu đó – hành động của Thị Kính là một hành động hết sức tự nhiên, một cử chỉ của người vợ dành cho người chồng yêu quý của mình.
Nhưng than ôi, hành động vô ý của Thị Kính đã bị người chồng tưởng nhầm và từ đây, bi kịch của Thị Kính bắt đầu. Khi bà Sùng phát hiện ra, bà đã không cho Thị Kính nói nửa lời, ngược lại là những lời `diếc móc, mắng mỏ Thị Kính thậm tệ, là những lời lẽ đay nghiến và xúc phạm đến những người lao động nghèo khổ khi có ý định muốn “giết” đứa con trai vàng ngọc của bà.
Bà Sùng dúi đầu Thị Kính xuống, bắt nàng phải ngửa mặt lên, rồi lấy tay dúi Thị Kính ngã khuỵu xuống. Một mực không nghe Thị Kính nói mà ngược lại, bà ta còn nhất quyết trả Thị Kính về với gia đình. Dù đã một mực kêu oan với mẹ chồng, với chồng, nhưng người chồng bạc nhược kia cũng chỉ biết lặng im để bà Sùng tiếp tục mắc nhiếc, để rồi bị cả hai ông bà Sùng đuổi về nhà trong sự oan ức và tủi nhục. Để rồi, đến cuối đoạn trích là lời hát đầy ai oán của Thị Kính khi xót thương cho thân phận của mình và cũng thương cho người cha già cũng đang thầm khóc trong lòng.
Nguồn: Bài văn hay