Đề bài: Phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc Lược Ngà
Bài làm
Tác phẩm Chiếc Lược Ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết vào thời điểm kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra hết sức căng thẳng và quyết liệt năm 1966. Truyện kể về tình phụ tử sâu nặng của cha con Ông Sáu sau chiến tranh trong cảnh ngộ éo le sinh li tử biệt đã để lại trong lòng người đọc những suy ngẫm và xúc động. Đây là một câu truyện ngắn vô cùng giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ, tác phẩm đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử.
Ở thời đại nào cũng vậy chiến tranh không đem lại lợi ích cho con người mà ngược lại nó gây ra bao nhiêu đau thương. Sự bình yên, gây đau thương về tinh thần thể xác ông Sáu trong văn bản Chiếc Lược Ngà là như vậy. Trong những ngày nghỉ phép ngắn ngủi Ông Sáu càng gần gũi vồ vập thì Thu càng lạnh nhạt xa lánh, Ông Sáu càng chiều thương con thì con càng cự lại để rồi đến phút cuối chia tay ông Sáu mới được hưởng hạnh phúc mọi mặt trong tình cha con, tiếng ba buồn thốt như xé lòng ông, xé lòng mọi người. Nào ngờ chút hạnh phúc nhỏ nhoi đấy lại là lần sinh li tử biệt vĩnh viễn cha lìa con.
Vậy biểu hiện cụ thể tình cảm của ông Sáu với con trong chuyến về thăm nhà. Trong chuyến về thăm nhà khi xuồng chưa kịp cập bến trông Sáu vội vàng " nhảy lên bờ, khom người hai tay đưa về phí trước miện lắp bắp " ba đây con, ba đây con" những tưởng bé Thu sẽ ào tới ôm lấy cổ ba cho thỏa những ngày xa cánh, nhưng không ông hẫng hụt bất ngờ khi thấy bé tròn mắt ngơ ngác nhìn tôi rồi sợ hãi bỏ chạy, thời gian ở nhà không nhiều lên ông Sáu không đi đâu xa suốt ngày chỉ gần gũi vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được, có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay tình yêu mãnh liệt của bé Thu khín ông cảm động. " Một tay ôm con tay kia lấy khăn thấm nước mắt" cảm động và đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên cũng là cuối cùng ông được nghe tiếng ba thân thương.
Sau khi chia tay gia đình trở lại căn cứ ông nhớ con không nguôi. Nỗi day dứt ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày là việc mình lỡ tay đánh con. Ông nhớ lời dặn của bé Thu trong tiếng khóc mếu máo khi chia tay ba về " ba mua cho con một cây lược nghe ba". Tình cảm yêu quí và thương nhớ con đã thúc đẩy ông khi tìm được một khúc ngà để làm lược cho con. Tác giả đã tập chung diễn tả tình cảm ông Sáu xung quanh truyện làm chiếc lược đó là những cảm xúc của ông khi kiếm được ngà " anh hớt hải chạy về tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi mắt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. rồi sau đó ông dồn hết tâm trí và công sức vào công việc" anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và kì công như một thợ bạc. Trên sống lưng lược có khắc hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng tẩn mẫn khắc từng nét " Yêu nhớ tặng Thu con ba ". Chiếc lược và hàng chữ trở thành một vật quí giá thiêng liêng để mỗi khi nhớ con " anh lấy cây lược ra ngắm ngía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt" cây lược xoa đi lỗi ân hận vì đánh con mỗi khi ngắm cây lược ông càng thương mong gặp lại con.
Đau đớn, chiến tranh khiến ông Sáu chẳng bao giờ trở về bên con cái được nữa ông đã hi sinh trong một trận chiến. Trước lúc hi sinh " dường như chỉ có tình cha con là không thể chết ông cầm chiếc lược trao cho bạn với niềm mong mỏi khó cắt thành lời". Từ lúc ấy cây lược bằng ngà đã thành biểu tượng thiêng liêng của tình mẫu tử, những dòng cuối cùng của văn bản khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Khép lại những trang sách, câu truyện về Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng còn âm vang mãi trong lòng người đọc. Nó gây nên những xúc động mạnh mẽ về tình phụ tử sâu nặng, thắm thiết và gợi cho người đọc những suy ngẫm về một quá khứ đau thương của dân tộc. Căm ghét chiến tranh đã gây ra và thấm thía những nỗi đau thương, éo le, mất mát của chiến tranh, biết bao nhiều con người, gia đình phải chịu cảnh tang thương chia lìa như thế. Song đó cũng là những niềm tự hào và vinh quang của cả một dân tộc anh hùng. Tác giả khẳng định và ngợi ca tình cảm cha con vô cùng thiêng liêng như một giá trị nhân bản sau sắc, nó lại càng cao đẹp ở trong cảnh ngộ khó khăn.
Nguồn: Kênh văn mẫu
Thống kê tìm kiếm
- phân tích nhân vật ông sáu đủ luận điểm