Văn mẫu lớp 10

Phân tích nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm.

  • Google+
  • Linkedin
  • Pinterest

Trong nền văn học xưa, những chủ đề về cuộc sống con người về nhân phẩm đức hạnh là những tác phẩm đóng góp cho nền văn chương nước nhà là một vật báu có giá trị, không những mang ý nghĩa nhân văn lớn lao mà còn mang lại cả những triết lí đúng đắn, những câu chuyện đời thường và những điều mà con người dễ dàng bỏ qua nhất. Trong đó, Chinh phụ ngâm khúc là một trong những tác phẩm nói về nỗi lòng của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến xa

Những gì mà người phu nữ phải chịu đựng quả thật là khó mà nhiều người có thể làm được. cuộc đời vốn là thế và người phụ nữ lại càng khiến cho người ta vừa thương và vừa nể phục. HỌ có đức hi sinh cao cả, họ chịu đựng nỗi đau và thật kiên cường khi phải đối mặt với nỗi đau

Lòng này gửi gió đông có tiện,

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong,

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

Những người phu nữ có chồng đi chinh chiến nơi biên cương xa xôi thường mang những nỗi thương nhớ vơi đầy, lòng ngóng trông nhưng cũng không hiểu không biết lieu rằng chồng có trở về bình an hay không. Người ở lại vì thế chỉ có thể đem tấm lòng thủy chung nhung nhớ của bản thân mình theo gió đông gửi đến cho chàng trai ấy. lòng thủy chung son sắt ấy hướng tới người yêu người chồng của mình nơi chiến trận làm sao có thể tới nơi nếu như không có gió đưa mây gửi lòng nàng đây

Chính vì lẽ đó đôi mắt, tâm trí, tư tưởng, tình yêu của người phụ nữ ấy luôn nghĩ đến chồng của mình ở phương xa. tình yêu mà người phụ nữ dành cho người chồng của mình là mãi mãi không thay đổi, tình cảm đó vượt ra khỏi bien giới, vượt qua mọi khổ đau để chấp nhận. Sự nhớ nhung sầu muộn vượt qua tất cả khoảng cách địa lí biên giới, mọi núi non muôn trùng.

Ngoại cảnh lại càng tác động tới con người. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ cũng là vì lẽ đó, tất cả những thứ đó là để bổ trợ phụ thêm cho tình cảnh nỗi buồn và nhớ thương người chồng ở noi chinh chiến

“Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,

Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô,

Giọt sương phủ, bụi chim gù,

Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.

Vài tiếng đế, nguyệt soi trước ốc,

Một hàng tiêu, gió thốc ngoài hiên,

Lá màn lay ngọn gió xuyên,

Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm,

Hoa đãi nguyệt, nguyệt một tấm,

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông…

Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau. ”

Bức trang của người chinh phụ xoay quanh đó là những cảnh những màn giăng lối, mịt mù và bao phủ bởi một nỗi buồn thươn nhớ. Nỗi `nhớ nhung ấy không những làm cho cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng mà còn như nhấn mạng tâm trạng u sầu của người chinh phụ. Những cảnh vật vừa mang nỗi buồn của người phụ nữ vừa bật lên những vẻ đẹp của một người phụ nữ son sắc thủy chung.

Những hình ảnh như liễu nguyệt lồng hoa những thứ ấy càng làm cho con người cảm thấy héo hắt và nhỏ bé trước vũ trụ. Nỗi buồn khiến cho người ta thu mình lại. những hình ảnh ấy thật tài tình khi mang những vẻ đẹp lòng thủy chung của người phụ nữ càng thêm sâu sắc. Người phụ nữ càng nổi bật sự kiên cường nhưng cũng yếu mềm, lại có những nét đẹp và tâm trạng đáng thông cảm

Qua tác phẩm chúng ta thấy được những hình ảnh nhuốm màu tâm trạng của người con gái có chồng đi xa chiến trận nơi xa. ở đó những nỗi nhớ nhung của người con gái ấy không được biết bởi chàng trai nào đau cảm nhận được, bởi nơi cô đứng còn cách người chồng mình ngút ngàn. Qua tác phẩm phần nào tác giả cũng góp phần tố cáo chiến tranh vô nghĩa đã đẩy các cặp phải xa rời nhau khiến nhiều gia đình tan tác, tình cảnh thật éo le.

Nguồn: Bài văn hay

  • Google+
  • Linkedin
  • Pinterest

Post Comment