Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận với luận điểm: Tục ngữ luôn đề cao giá trị con người.
Bài làm
Như vậy ta tháy được kho tàng văn học nước ta rất phong phú và đa dạng. Tục ngữ không chỉ cho chúng ta thấy được những kinh nghiệm của cuộc sống, những bài học quý báu, những tình cảm thiêng liêng mà nó còn tôn vinh giá trị của con người, đề cao giá trị của con người. Đặc biêt điều này ta thấy rõ trong câu tục ngữ “ Một mặt người bằng mười mặt của” . Với lối so sánh ẩn dụ đã làm tóat lên giá trị của con người trong đó. Đồng thời câu tục ngữ đã khéo léo phê phán vật chất luôn thua giá trị sâu sắc của con người.
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu tục ngữ là gì? Tục ngữ là những lời văn được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn do ông cha ta để lại và có tác dụng giáo dục nhân cách của con người. Đồng thời có tục ngữ thì con người mới có những khuôn phép và chuẩn mực đạo đức để noi theo tạo nên một xã hội ổn định. Tục ngữ đóng một vai trò rất lớn đối với mỗi người nó làm cho tâm hồn của con người trở lên phong phú hơn. Và có tục ngữ thì con người mới hiểu hơn về cuộc sống.
Nhưng trong xã hội hiện nay, chúng ta chỉ quan tâm cái hào nhoáng vật chất bên ngoài mà đang đánh mất phẩm chất quý báu của chính mình, điều này là vô cùng đáng buồn và thất vọng. Chính vì vậy, cậu tục ngữ vang lên như một lời cảnh tỉnh nhắc nhỏe con người về giá trị tâm hồn của mỗi người.
Tục ngữ đề cao giá trị của con người qua những hình ảnh, ngôn ngữ giản dị nhưng thấm đượm bao triết lý sâu xa khiến con người phải suy ngẫm về bản thân và cuộc sống. Câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” nhấn mạnh giá trị tâm hồn của con người phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn để tạo nen tính đoàn kết trong dân tộc. Đồng thời để cao giá trị tình người ở bên trong mỗi con người. Tục ngữ dạy chúng ta cách đối nhân xử thế ở đờ cũng dạy chúng ta cách làm người phải biết để ý đến xung quanh và giúp đỡ những người xung quanh để cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn. Và từ tục ngữ có tác dụng đề cao phẩm chất và truyền thống của dân tộc ta, biết yêu thương đùm bọc và đoàn kết.
Nghị luận về ý kiến: Tục ngữ luôn đề cao giá trị con người
Ngoài ra ta thấy có rất nhiều câu tục ngữ khác đề cao giá trị của con người như “ tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Lá lành đùm lá rách”, “ Đói cho sạch rách cho thơm”,…đều là những câu tục ngữ hay và được nhân dân từ xưa đến nay biết đến và làm theo.
Đạo lý tốt đẹp ấy vẫn luôn tồn tại bên trong con người của nhân dân ta từ xưa đến nay. Như việc miền Trung bị lũ lụt trong thời gian dài kiến nhà cửa và của cải bị mất hết nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam đã cùng chung tay đóng góp cơm, áo, gạo , tiền để gửi đến những con người miền Trung . Đó là đức tính, phẩm chất đáng chân trọng và tự hào của nhân dân Việt Nam ta.
Nhưng trong xã hội ngày càng phát triển thì con người dường như chỉ biết quan tâm đến lợi ích của bản thân mà quên đi những người xung quanh. Có những người bất chấp tất cả dùng những âm mưu và thủ đoạn hại người khác để đạt được mục đích của chính mình. Hay thực trạng vô cảm đã trở thành phổ biến và nó được chúng ta như một căn beejnnh mang tên bệnh vô cảm. Vô cảm tới mức mặc kệ sự sống của người khác và làm ngơ. Những người còn lợi dụng chức vụ của mình để tham ô, nhận hối lộ vơ vét tiền bạc của nhân dân. Đây là những điều rất đáng buồn và đáng lên án trong xã hội bây giờ. Từ đây chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền những câu tục ngữ về đạo lý và phẩm chất của con người đến với mỗi người để con người nên nhìn nhận lại bản thân và sửa đổi cách sống của mình vì một xã hội tốt đẹp hơn.
Từ đây ta thấy được tục ngữ nước ta rất đa dạng luôn đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người “Tục ngữ luôn đề cao giá trị của con người”. Tục ngữ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc những tấm gương mẫu mực cho mọi người, giúp cho con người không đánh mất chính bản thân mình. Đồng thời chúng ta phải biết trân trọng những gì mà tục ngữ đem lại nó giống một sợ dây vô hình đang gắn kết chúng ta với tâm hồn của chúng ta.