Văn mẫu lớp 12

So sánh số phận, con đường giải phóng của nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ và Tnú trong Rừng xà nu

  • Google+
  • Linkedin
  • Pinterest

Đề bài: So sánh số phận, con đường giải phóng của nhân vật A Phủ trong "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tố Hoài và nhân vật Tnú trong "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành

Bài làm

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước. Vợ chồng A Phủ (1952) là một truyện ngắn đặc sắc rút từ tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài. Truyện đã xây dựng thành công vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên chống lại bọn thực dân, chúa đất để tự giải phóng của đồng bào vùng cao Tây Bắc tổ quốc.

Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965; đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc là tác phẩm đặc sắc của ông .Truyện xây dựng thành công vẻ đẹp của con người Tây Nguyên đi theo cách mạng, kiên cường, bất khuất, lựa chọn con đường đấu tranh vũ trang chiến đấu chống lại kẻ thù để tự giải phóng.

Tô Hoài xây dựng nhân vật A Phủ hiện lên với hình ảnh vô cùng đẹp: Chàng vượt lên bất hạnh ( mồ côi cha mẹ) trở thành một thanh niên lao động giỏi, thạo công việc , cần cù chịu thương chịu khó, tính cách bộc trực, thẳng thắn, hồn nhiên, ham hoạt động…Không sợ cường quyền bạo chúa , bị đẩy vào cuộc sống nô lệ vẫn mạnh mẽ ,gan góc …Có khát vọng sống tiềm tàng mãnh liệt, chạy khỏi nhà thống lí Pá Tra tìm đến chân trời tự do, tham gia đấu tranh góp phần giải phóng bản làng.

Với  nghệ thuật khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính: nhân vật A Phủ hiện lên thiên về hành động, công việc và vài lời đối thoại ngắn …Tác phẩm thành công ở nghệ thuật kể chuyện: cách giới thiệu nhân vật, dẫn dắt khéo léo , ngôn ngữ sinh động chọn lọc , nhiều sáng tạo …

Vẻ đẹp của nhân vật Tnú được thể hiện qua những phẩm chất như: Tnú là người gan góc, dũng cảm, mưu trí.Tnú là người gắn bó, trung thành với cách mạng được tôi luyện qua thử thách trở thành người chiến sĩ kiên trung, có tính kỉ luật cao.Tnú là người có trái tim yêu thương và sôi sục căm giận, biến đau thương thành hành động. Xây dựng thành công nhân vật vừa có nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu. Nghệ thuật trần thuật sinh động , khắc họa nhân vật trong những tình huống quyết liệt và mang đậm chất Tây Nguyên từ ngôn ngữ, tâm lí đến hành động…

so sanh so phan con duong giai phong cua nhan vat a phu trong vo chong a phu va tnu - So sánh số phận, con đường giải phóng của nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ và Tnú trong Rừng xà nu

So sánh số phận, con đường giải phóng của nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ và Tnú trong Rừng xà nu

Số phận, con đường giải phóng của nhân vật A Phủ trong "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tố Hoài và nhân vật Tnú trong "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành có sự tương đồng và khác biệt trong vẻ đẹp của hai nhân vật:

Điểm tương đồng: Là hai nhân vật trung tâm trong văn học giai đoạn 1945-1975. Cả hai là những chàng trai của núi rừng tự do, mồ côi cha mẹ , đều có nghị lực vươn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt trở thành những con người có phẩm chất tốt đẹp ,đi theo cách mạng , chiến đấu bảo vệ quê hương. Cả hai đều được khắc họa với những chi tiết sống động, mang tính cách đậm bản sắc miền núi…

Nhưng vẫn có sự khác biệt: A Phủ là người con của núi rừng Tây Bắc, côi cút từ nhỏ, tự vươn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chế độ chúa đất và thực dân Pháp; còn Tnú là người con của núi rừng Tây Nguyên, sớm giác ngộ cách mạng được dân làng Xô Man nuôi dạy, vươn lên trong hoàn cảnh thử thách ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, Tnú là nhân vật được khắc họa mang đậm tính sử thi…

Thành công cơ bản của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Cả hai nhân vật Mị và A Phủ đều thể hiện một cách sống động vả chân thực những nét riêng, nét lạ trong tính cách của người Mông nói riêng và đồng bào miền núi nói chung. Trên hết là một lối sống mộc mạc, hồn nhiên, phóng khoáng, tự do. Những phẩm chất này khiến người Mông có một sinh lực sống dồi dào khiến họ đủ sức mạnh để vượt qua bất cứ sự áp bức đè nén nào. Mị bề ngoài lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục nhưng bên trong sôi nổi một khát vọng sống, khát vọng tự do và hạnh phúc. A Phủ táo bạo, gan góc mà chất phác, tự tin. cả hai cùng là nạn nhân của bọn chúa đất, quan lại thống trị miền núi tàn bạo, độc ác. Trong con người họ tiềm ẩn sự phản kháng vô cùng mãnh liệt.

Bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo của Tô Hoài thể hiện rõ nhất qua việc thể hiện những diễn biến nội tâm tinh tế và phức tạp của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và hành động Mị cắt dây trói cứu A Phủ.

Tô Hoài vốn là nhà văn có biệt tài miêu tả thiên nhiên và những phong tục, tập quán xã hội. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng cùng con người Tây Bắc với tính cách độc đáo… đã được tác giả khắc họa bằng ngòi bút tài hoa, mang phong vị đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc.

Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài uyển chuyển, linh hoạt, vừa tiếp thu truyền thống vừa sáng tạo. Nhà văn chủ yếu vẫn kể chuyện theo trình tự thời gian, tạo nên một dòng chảy liên tục nhưng nhiều lúc đan xen quá khứ với hiện tại một cách tự nhiên, hợp lí để làm nổi bật điểu cần thể hiện.

Qua việc miêu tả số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã làm sống lại trước mắt người đọc cả quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn quan lại, chúa đất phong kiến. Quá trình giác ngộ cách mạng của vợ chồng A Phủ tiêu biểu cho con đường đến với Đảng, với cách mạng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi. Qua các hình tượng văn học trong tác phẩm, tác giả gián tiếp khẳng định chỉ có cách mạng mới giải phóng con người ra khỏi ách thống trị đầy áp bức bất công, giúp con người vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc. Đó chính là giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn của tác phẩm. Giá trị này giúp truyện đứng vững trước thử thách của thời gian và vẫn được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích.

Dù có như thế nào đi chăng nữa thì hai nhân vật Tnú và A Phủ chính là hai trong những anh hùng dân tộc ở miền ngược. Họ có những tố chất và phẩm chất của một người anh hùng. Thông qua 2 nhân vật, tác giả xây dựng nên hai số phận, và con đường giải phóng có nhiều điểm giống nhau. Nhưng họ đều có những cái riêng, cái đặc trưng mà không thể lẫn vào đâu được.

  • Google+
  • Linkedin
  • Pinterest

Post Comment