Phân tích hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao không nhiều nhưng nổi bật, có những nét riêng độc đáo. Các nhà nghiên cứu thường chia nhân vật thành hai kiểu loại: Người nông dân và người trí thức. Cách phân loại này gần như tuyệt đối đối với việc tìm hiểu nội dung, tư tưởng, bút pháp nghệ thuật. Đề tài nông dân và đề tài trí thức xuyên suốt trong ssáng tác của Nam Cao. Đây là hai tầng lớp gần gũi nhất, gần như Nam Cao “thuộc nằm lòng” những đặc điểm ngoại hình, tính cách, tâm lý đời sống của họ vì họ quá gần gũi và ông cũng luôn “cố tìm mà hiểu” họ. Không ai giống ai nhưng nằm trong caí chung là sự mòn mỏi, trì trệ, chịu sự tác động tàn phá mãnh liệt của hoàn cảnh: Từ Chí Phèo, Lang Rận, Trương Rự, Trạch Văn Đoành… đến Thị Nở, Lão Hạc, mụ Lợi và những Hộ, Điền… Phân mảnh nhân vật theo bình diện xã hội như vậy nhưng cần tìm đến những đặc điểm chung mà nhân vật có được, đồng thời là cái mà nó muốn phản ánh. Nhà nghiên cứu Lã Nguyên nhận xét: “Bứơc vào đấy (cuộc sống trong thế giới nghệ thuật ảm đạm của Nam Cao), ta như lạc vào một vườn cây ăn quả già cỗi lúc hết mùa. Trên cây rặt những quả điếc, nếu đây đó còn sót lại mấy quả lơ thơ thì chim muông, sâu bọ và cái oi nồng của thời khí lập tức làm cho hư hỏng thối rữa”. Nhận định ấy phản ánh cách hình dung “ hình tượng hoá” của nhà phê bình và kiếp người, con người của xã hội thời Nam Cao sống và cả thời hiện đại nói chung.
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao không nhiều nhưng nổi bật, có những nét riêng độc đáo. Các nhà nghiên cứu thường chia nhân vật thành hai kiểu loại: Người nông dân và người trí thức. Cách phân loại này gần như tuyệt đối đối với việc tìm hiểu nội dung, tư tưởng, bút pháp nghệ thuật. Đề tài nông dân và đề tài trí thức xuyên suốt trong ssáng tác của Nam Cao. Đây là hai tầng lớp gần gũi nhất, gần như Nam Cao “thuộc nằm lòng” những đặc điểm ngoại hình, tính cách, tâm lý đời sống của họ vì họ quá gần gũi và ông cũng luôn “cố tìm mà hiểu” họ. Không ai giống ai nhưng nằm trong caí chung là sự mòn mỏi, trì trệ, chịu sự tác động tàn phá mãnh liệt của hoàn cảnh: Từ Chí Phèo, Lang Rận, Trương Rự, Trạch Văn Đoành… đến Thị Nở, Lão Hạc, mụ Lợi và những Hộ, Điền… Phân mảnh nhân vật theo bình diện xã hội như vậy nhưng cần tìm đến những đặc điểm chung mà nhân vật có được, đồng thời là cái mà nó muốn phản ánh. Nhà nghiên cứu Lã Nguyên nhận xét: “Bứơc vào đấy (cuộc sống trong thế giới nghệ thuật ảm đạm của Nam Cao), ta như lạc vào một vườn cây ăn quả già cỗi lúc hết mùa. Trên cây rặt những quả điếc, nếu đây đó còn sót lại mấy quả lơ thơ thì chim muông, sâu bọ và cái oi nồng của thời khí lập tức làm cho hư hỏng thối rữa”. Nhận định ấy phản ánh cách hình dung “ hình tượng hoá” của nhà phê bình và kiếp người, con người của xã hội thời Nam Cao sống và cả thời hiện đại nói chung.
Trong sáng tác của Nam Cao, hiện lên đầy đủ cả nhân vật từ trẻ em, thanh niên đến những trung niên người già. Không biết có quá không khi gọi tất cả là những thứ hoa điếc, quả già cỗi đang dần dần bị rữa ra, tàn lụi đi nhưng tôi nghĩ có lẽ đó là cách nói đúng nhất. Cả bên ngoài và bên trong, cả nhân hình và nhân tính, dường như không ai được còn nguyên vẹn, thanh thản mà nó đang bị xói mòn đi. Các kiểu nhân vật ấy đã góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật trong sáng tác nghệ thuật của Nam Cao một cách sâu sắc. Mỗi gương mặt là mỗi cuộc đời, là những niềm trăn trở đau đáu, khôn nguôi của nhà văn về số phận, về kiếp người khổ đau trong xã hội.
Thống kê tìm kiếm
- https://kenhhocsinh com/phan-tich-thong-nhan-vat-trong-truyen-ngan-nam-cao