Soạn văn bài: Lưu biệt khi xuất dương (Lưu biệt trước khi ra nước ngoài – Phan Bội Châu)
Câu 1:
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là vào lúc tình hình chính trị trong nước hết sức rối ren. Chủ quyền đất nước hoàn toàn mất vào tay giặc. Phong trào vũ trang chống Pháp theo con đường Cần Vương đã thất bại không có cơ hội cứu vãn, chế độ phong kiến đã cao chung, bao anh hùng, nghĩa sĩ cứu nước đã hi sinh, … Tình hình đó đặt ra trước mắt các nhà yêu nước một câu hỏi lớn, đầy day dứt: cứu nước bằng con đường nào?
Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản và trực tiếp từ Pháp, từ các nước phương Tây. Đang bế tắc, người ta có thể tìm thấy ở đó những gợi ý hấp dẫn về một con đường cứu nước với những viễn cảnh đầy hứa hẹn cho tương lai. Vì thế, các nhà nho ưu tú của thời đại như Phan Bội Châu say sưa dấn bước, bất chấp nguy hiểm, gian lao mong tìm ra ánh bình minh cho Tổ Quốc.
Câu 2:
– Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ. Đó là một quan niệm đến chí nam nhi, một quan niệm nhân sinh phổ biến dưới thời phong kiến Nam nhi phải làm nên chuyện lớn, phải lập nên kì tích lớn lao, dám mưu đồ việc lớn, quan niệm sống tích cực, khích lệ biết bao, đấng nam nhi lập nên công tích, lưu danh muôn đời.
– Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: dưới thời phong kiến người ta quan niệm tạo hóa sinh ra con người chi phối số phận vì vậy thường nảy sinh tư tưởng phó thác số mệnh cho trời định đọat. Điểm táo bạo, mới mẻ trong "chí làm trai" của Phan Bội Châu là chủ động xoay chuyển thời thế.
Há để càn khôn tự chuyển dời
– Ngụ ý nói đến mục tiêu hoạt động của nam nhi là phải tìm con đường cách mạng mang tới độc lập cho dân tộc.
– Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước vẫn tin điều xưa cũ.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?
Không phải nói tự cao tự đại thiếu khiêm tốn mà đó là cách tự khẳng định mình hết sức mới mẻ, đáng kính trọng. Ta đã gặp một cái tôi "ngất ngưởng" giữa cuộc đời của Nguyễn Công Trứ – ở đấy Phan Bội Châu thể hiện ra rõ cái tôi với tinh thần trách nhiệm gánh vác giang sơn.
Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.
– Phan bội châu thể hiện sâu sắc nỗi đau mất nước, ý thức về nỗi đau mất nước của thân phận không cam chịu. Sách thánh hiền răn dạy đạo đức lễ nghĩa nhất là đạo làm tôi phải trung với vua. Phan Bội Châu là một trí thức nho học, cũng từng đọc sách thánh hiền nhưng ông cũng nhận thức được đất nước nay đã thay đổi, vua tài tướng giỏi không còn, chỉ còn ông vua phản dân hại nước. "Thánh hiền" đã vắng – trung quân một cách ngu muội. chẳng có ích lợi gì. Câu thơ thức tỉnh ý thức hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu nước.
– Khát vọng hành động và tư thế lên đường.
Muốn vượt biển Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi
Hình ảnh kì vĩ lớn lao "biển Đông", "cánh gió" muôn trùng "sóng bạc" tương ứng với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của Phan Bội Châu.
– Thể hiện khát vọng lên đường có một sức mạnh, khơi dậy nhiệt huyết của cả một thế hệ.
Câu 3: So với nguyên tác, hai câu 6 và 8 dịch có đôi điều khác biệt:
– Câu 6: Nguyên tác: "Nguyện trục trường phong Đông hải khứ" – Mong muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông. Câu dịch thơ lại là: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió" – đạp bằng gian khó để đạt được ước nguyện giải phóng dân tộc. Nhưng câu thơ dịch chỉ chú ý đến "vượt bể Đông" mà không chú trọng đến ý thơ thể hiện được nhà thơ ý thức được gian khó – ý thức được gian khó nhưng vẫn khao khát vượt qua "đuổi theo". Do đó làm mất đi đôi chút lớn lao, mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình.
– Câu 8: Nguyên tác: "Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi" – ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên. Câu thơ dịch là: "Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi". Câu thơ dịch làm mất đi cái kì vĩ, hào sảng của hình ảnh "nhất tề phi" – "cùng bay lên" đầy lãng mạn, hùng tráng.
Câu 4: Những yếu tố tạo lên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ là:
– Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
– Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang cùng vũ trụ.
– Khí phách ngang tàn, dám đương đầu với mọi thử thách.
– Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.
II. LUYỆN TẬP
1. Viết đoạn văn ngắn bình giảng hai câu cuối bài thơ.
Hai câu kết:
Muốn vượt biển Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
– Những hình ảnh kì vĩ, lớn lao: "Biển Đông", "Cánh gió", "muôn tùng sóng bạc", phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình.
– Câu thơ cuối dịch nghĩa là "Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên" là một hình ảnh hào hùng lãng mạn. Sóng của biển cả hay nhiệt huyết cứu nước dân trào chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần hăm hở, tự tin. Tư thế và khát vọng lên đường của chủ thể trữ tình ở hai câu kết có một sức truyền cảm mạnh mẽ. Phan Bội Châu đã từ bài thơ này mà khơi gợi được nhiệt huyết của cả một thế hệ.