Soạn văn bài: Thao tác lập luận so sánh
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
Câu 1:
– Đối tượng được so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều.
– Đối tượng so sánh: Văn chiêu hồn.
Câu 2: Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
– Giống nhau: Đều viết về con người, về những nỗi đau xót xa của những người phụ nữ.
– Khác nhau:
+ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: bàn đến một lớp người (người phụ nữ, người cung nữ, …)
+ Truyện Kiều: nói đến một xã hội loài người (từ tài tử giai nhân, lưu manh ác bá, quan lại, đại thần, lính tráng, dân thường, …)
+ Văn chiêu hồn: bàn đến cả người lúc sống và lúc chết.
Câu 3:
Mục đích so sánh trong đoạn trích: làm sáng tỏ lập luận của tác giả: Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, Văn chiêu hồn mở rộng địa dư thơ ca vào tận cõi chết.
Câu 4:
Mục đích và thao tác của lập luận so sánh là:
– Mục đích của so sánh là làm rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.
– So sánh đúng làm cho bài văn sáng tỏ, sinh động và tăng tính thuyết phục.
II. Cách so sánh
Câu 1:
Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố trong Tắt Đèn với quan niệm của hai loại người:
– Loại người chủ trương cải lương hương ẩm: cải cách những hủ tục thì đời sống của người nông dân sẽ được nâng cao.
– Loại người hoài cổ: trở về với cuộc sống thuần phác ngày trước với ngư – tiều – canh – mục thì đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện.
Câu 2:
Căn cứ để so sánh quan niệm soi đường trên là:
– Trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu đã thay đổi tâm lý của mình để tạo nên bước nhảy vọt trong quan niệm sáng tác của nhà văn, người nông dân trước cách mạng không chịu thoa cuộc và gục ngã trước kẻ thù xấu xa, đồi bại.
– Trong bài tác giả sử dụng nhiều chi tiết có những nét tương quan để có thể so sánh quan niệm soi đường.
Câu 3:
Mục đích của sự so sánh:
– Chỉ ra ảo tưởng của hai loại người trên: không thể cải thiện đời sống của người nông dân bằng hai cách trên.
– Làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố đó là người nông dân phải biết vùng lên chống lại những kẻ áp bức, bóc lột mình. Đây là sự so sánh có tính chất tương phản.
Câu 4: Lấy dẫn chứng so sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng.
Theo Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương hoặc theo khuynh hướng hoài cổ. Nguyễn Tuân chỉ chú ý nhấn mạnh mặt này, trong khi đó các mặt khác của tác phẩm như sự đa dạng phong phú của cảnh đời, sức hấp dẫn của lời văn, … thì tác giả lại không đề cập đến.
III. Luyện tập
Câu 1:
Trong đoạn trích tác giả đã so sánh Bắc với Nam về những mặt sau:
– Giống nhau: văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt.
– Khác nhau:
+ Văn hóa: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
+ Lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia
+ Phong tục: Phong tục Bắc Nam cũng khác
+ Chính quyền riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
+ Hào kiệt: Song hào kiệt đời nào cũng có
Câu 2:
Từ những sự so sánh trên có thể rút ra kết luận: Đại Viêt là một nước độc lập, tự chủ; ý đồ muốn thôn tính, sáp nhập Đại Việt vào Trung Quốc là hoàn toàn trái đạo lý không thể chấp nhận được.
Câu 3:
Đây là đoạn văn so sánh mẫu mực có sức thuyết phục cao. Trên cơ sở nêu ra những nét giống và khác nhau, tác giả dẫn dắt người đọc đi đến một chân lí, đó là sự tồn tại độc lập của hai quốc gia, không thể hòa lẫn được. Mục đích lập luận của nhà văn đã đạt được hiệu quả.