Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương
Từ xưa đến nay, đề tài về tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Những bài thơ về tình mẫu tử luôn đọng lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Nhưng những bài thơ về tình mẹ con thường được tập trung khai thác nhiều hơn về tình cha con. Và bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương là bài thơ tiêu biểu ca ngợi tình cảm giữa cha và con. Đây là bài thơ rất hay về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương cũng như ca ngợi sức sống mãnh liệt của những người dân miền núi.
Ở những câu thơ đầu, tác giả đã gợi cho chúng ta liên tưởng đến những bước chân nhỏ bé được sự khuyến khích, động viên tinh thần từ người ccha bằng những lời nói vô cùng dịu dàng, nhẹ nhàng:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ.
Một bước chạm tiếng nói
Hai tiếng chạm tiếng cười.
Những câu thơ này đã khiến cho người đọc hình dung ra hình ảnh đứa trẻ đang chập chững tập đi. Những bước chân đầu tiên ấy bước những bước đầu tiên đến người bố, người mẹ, những người thân yêu nhất của đứa bé. Và dĩ nhiên, những người làm cha làm mẹ cũng luôn dõi theo những bước chân nhỏ bé ấy bằng những ánh mắt âu yếm, yêu thương, tràn đầy hạnh phúc. Và người đọc cũng có thể hiểu rằng, trong cuộc đời của các con, từ khi ra đời chập chững biết đi, biết nói, biết cười cho đến khi trưởng thành, đều có cha mẹ dõi theo, ghi nhớ trong kí ức đẹp đẽ của mình.
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài đan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa.
Đây lại là những lời tâm sự tha thiết, yêu thương của người cha nói với đứa con của mình. Đó là những gì thân yêu nhất, thân thuộc nhất, những người cùng sinh sống với nhau, cùng nhau lao động, cùng nhau vui cười. Những con người dù trong khó khăn vất vả vẫn luôn yêu đời, ca hát. Những bông hoa ở đây chính là những tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng để nuôi sống con người.
Con đường cho ta những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Đoạn thơ này, người cha muốn nói đến tình yêu thương của hai trái tim, hai tấm lòng, đã kết tinh ra những đứa con yêu thương. Ngày cưới chính là ngày đẹp nhất, ý nghĩa nhất trong cuộc đời của cha. Người cha muốn nhắn nhủ với con của mình rằng, hãy luôn nhớ đến mái nhà hạnh phúc, nơi con được sinh ra bằng tình yêu thương của cha mẹ, một nơi đong đầy hạnh phúc.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.
Đọc đến đây, ai cũng sẽ phải thốt lên rằng đây chính là những câu thơ hay và ấn tượng nhất của bài thơ này. Người cha dạy bảo con của mình với những lời lẽ chân thành nhưng cũng rất nghiêm khắc. Cha nói đến những “ người đồng mình” đều là những người tài giỏi, có chí lớn, họ luôn luôn ấp ủ chí lớn dù trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói, vẫn không ngừng phấn đấu, lao động để thay đổi cuộc sống mà không chê bai nguồn cội của mình.
Sống như sông như suối
Lên thác xuỗng ghềnh
Không lo cực nhọc.
Bên cạnh những lời rặn dò, dạy bảo, người cha cũng không quên động viên con trai hãy sống như sông như suối, sống một cách tự do tự tại, phóng khoáng và bền bỉ. Dẫu cuộc sống có nhiều khó khăn, thăng trầm thì vẫn phải cố vượt qua, không bị gục ngã. Không chỉ vậy, người cha muốn con kế thừa truyền thống tốt đẹp của quê hương nơi mình sinh ra, rằng chúng ta tuy là những người “ thô sơ da thịt” nhưng sức mạnh, ý chí thì không hề nhỏ bé:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Đừng bao giờ nhỏ bé
Nghe con.
Với niềm tự hào khôn xiết, người cha nói về những người đồng mình một cách trân trọng, nhắc nhở cho con mình biết về tinh thần kiên cường, tự lập của những người dân trên quê hương mình. Họ đều là những người tài giỏi, biết chinh phục tự nhiên. Câu thơ “ tự đục đá kê cao quê hương” có thể hiểu theo hai nghĩa. Đầu tiên là về nơi nhà thơ sinh sống là vùng đồi núi, những ngôi nhà được dựng nên trên đá, trên núi, có thể nói rằng người dân đã tự tay xây dựng nên bản làng của mình. Còn hiểu theo cách khác, có lẽ tác giả muốn nói đến tinh thần quyết tâm đấu tranh của những người dân miền núi để xây dựng, bảo vệ đất nước. Dù cho họ có “ thô sơ da thịt” thì tầm vóc, ý chí của họ cũng như đá núi, không gì có thể sánh bằng. Từ đó người cha nhắc nhở con của mình phải biết kế thừa cũng như hát huy những truyền thống tốt đẹp ấy của quê hương mình.
Bài thơ “ Nói với con” với cách dẫn dắt tự nhiên, giọng điệu thiết tha, lôi cuốn mang lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Qua đó tác giả muốn nhắn nhủ với người đọc rằng cần phải biết yêu thương gia đình, người thân cũng như quê hương của mình, và phải luôn có ý chí phấn đấu xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn.
Ứng dụng VĂN MẪU TỔNG HỢP trên điện thoại với hơn 30k bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết. Hãy tải App ngay để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn nhé!
Nếu thấy bài viết hay, hãy động viên và chia sẻ ban biên tập! Các bình luận không phù hợp sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.