Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những ngôi sáng trong nền văn học Việt nam với một gia tài văn chương đồ sộ. Là một người luôn hết lòng yêu nước thương dân, Nguyễn Đình Chiểu đã mượn chuyện chữa bệnh cứu người để gửi gắm nỗi niềm tâm sự u uất về đại cục của dân tộc thông qua bài thơ “ Xúc Cảnh”.
Với thể thơ thất ngôn bát cú, tác giả đã bày tỏ sâu sắc niềm đau buồn trước những biến cố, sóng gió của đất nước. Mở đầu bài thơ, tác giả đã viết:
“ Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông
Chúa xuân đâu hỡi có hay không”
Trong làn gió đông lạnh lẽo, sức sống của hoa cỏ, vạn vật cũng như bị hút cạn, đóng băng trong những làn gió ấy. Từ láy “ ngùi ngùi” là buồn lặng, lo âu trước cảnh héo hon lụi tàn. Một câu hỏi tu từ được viết nên khi hỏi về sự hiện diện của “ chúa xuân” – xuân đây là mùa xuân nhanh đến để mang nhựa sống cho hoa cỏ hay phải chăng đó là những mong ước nhỏ bé, có thể giúp nhân dân bớt khổ cực lầm than. Tác giả luôn mong muốn đất nước được yên bình, ấm êm, thế nhưng những ước mong ấy được đặt trong câu hỏi làm gợi nên sự mơ hồ, vô vọng trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ.
“ Mây giăng ải bắc trông tin nhạn
Ngày xế non nam bặt tiếng hồng
Bờ cõi xưa đà chia đất khác
Nắng sương nay há đội trời chung”
ở nơi xa xôi phía “ ải bắc” thì mây mù giăng lối, bủa vây. Có biết bao người đang trông móng, đợi “ tin nhạn” khi có một đạo binh từ phía Bắc kéo vào. Thế nhưng, bên kia của đất nước phía Nam lại rơi vào cảnh đợi chờ hoài mà chẳng thấy tin, biết bao buổi “ xế” chiều vẫn “ bặt tiếng hồng”. Tác giả sử dụng hình ảnh “ mây giăng” để ám chỉ những tội ác của kẻ thù cũng khiến cho đất trời chẳng thể dung tha. Đặc biệt, hình ảnh những con “ nhạn” là loài chim chuyên đưa tin, biểu tương cho tin tức. Nơi đây đang mong chờ những điều tốt lành, thế nhưng giữa bộn bề đất nước đương bị chia cắt hai miền nam bắc, những tin vui ấy chỉ còn là trong ảo vọng..
Trong bài thơ “ Nam quốc sơn hà” đã luôn khẳng định hai bờ cõi là đất của vua Nam, người nam, dù cho giờ đây “ đã chia đất khác” bởi lòng tham muốn xâm chiếm của quân thù khiến cho ta chẳng tránh khỏi xót thương. “ Nắng sương” là ngày, đêm, “ há” như một lời quyết tâm không bao giờ “ đội trời chung” với bọn quân thù. So với những đức tính và phẩm trọng của nhân dân chúng ta, ta quyết không bao giờ lùi bước để chấp nhận sống chung một bầu trời, uống chung một nguồn nước những kẻ thù tội ác ấy.
“ Chừng nào Thánh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông”
Chẳng còn muốn sống trong những cảm giác mơ hồ, đợi chờ hỏi “ chúa xuân”. Giờ đây tác giả muốn trực tiếp hỏi “ thánh đế” tức hỏi vua về những định hướng tiếp theo giành cho đất nước. Đằng sau câu hỏi, có một chút trách móc nhà vua bởi những điều nhà vua chưa thể soi xét, xem xét thấu đáo. Là người đứng đầu một nước, nhà mưa cần phải phóng xa tầm mắt, hết lòng vì dân vì nước để có thể đưa đất nước thoát khỏi lầm than. Là một phận tôi tớ trung thành, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Nguyễn Đình Chiểu vẫ luôn một lòng hướng về nhà vua. Nếu giờ đây,đến thánh đế cũng không thể vững tâm chèo léo con thuyền chở cả triệu sinh mạng của nhân dân, thì tác giả cũng chỉ biết lực bất tòng tâm, trong lòng luôn tràn ngập lo lắng cho an nguy của non sông.
Tác giả còn mượn khung cảnh thiên nhiên để gợi lên những tâm sự của người về thế sự lúc bấy giờ. “ Một trân mưa nhuần” tức một trận đánh lớn, cùng lòng đoàn kết của cả dân tộc mới có thể gột rửa hết cả máu và thù hận của quân thù. Sẽ có một ngày, đất nước được trở lại thanh bình sau một cơn mưa lớn cuốn trôi tất cả những đau thương, nước mắt và nỗi đau. Đó chính là mơ ước suốt cuộc đời của tác giả.
“ Xúc cảnh” đích thực là một bài thơ xuất xắc thể hiện lòng yêu nước vô bờ của Nguyễn Đình Chiểu. Dù trong biết bao gian khó, chịu xiết bao roi vọt man rợ của những kẻ xâm lược, cả dân tộc đã đã luôn anh dũng, đứng lên chiến đấu tố cáo tội ác của giặc và hi vọng về một tươi lai tươi sáng của đất nước.
Ứng dụng VĂN MẪU TỔNG HỢP trên điện thoại với hơn 30k bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết. Hãy tải App ngay để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn nhé!
Nếu thấy bài viết hay, hãy động viên và chia sẻ ban biên tập! Các bình luận không phù hợp sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.