Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao
Nguyễn Tuân là một tác giả tài hoa, có hiều tác phẩm tiêu biểu không những về nội dung mà cả Nghệ thuật. trong số đó có tác phẩm CHữ Người tử tù, với tình huống truyện đặc sắc và đặc biệt là hình tượng đẹp cảu Nhân Vật Huấn Cao không thể không nhắc đến. Huấn Cao là một tội phạm của triều đình nhưng lại viết chữ rất giỏi, trong một lần ông bi bắt và chờ ngày tử hình. Tại nhà giam ẩm thấp và tối tăm hình tượng Huấn Cao vẫn hiện lên là một viên ngọc sáng lấp lánh lấn át đi sự tối tăm ấy.
Huấn Cao xuất hiện trong Chữ Người Tử tù là một người có thiên lương trong sáng, có tài năng viết chữ rất đẹp. chính tài năng viết chữ đẹp ấy được thể hiện qua lời khen ngợi của viên quản ngục và thầy thơ lại. hai người này tuy là làm việc và nhận quản thúc Huấn Cao nhưng khi biết Huấn cao là một người có tài cao thì cả viên quản ngục và Thầy thơ lại vô cùng kính trọng
Ngay cả khi biết được Huấn Cao bị trọn án chuyển về đây chờ ngày từ hình thì họ tỏ ra vô cùng tiếc thay cho một số phận một con người tài hoa nhưng rồi một hai ngày nữa họ sẽ bị xử tử hình. Và đặc biệt là viên quản ngục ông luô đối đãi đặc biệt với Huấn Cao luôn thiết đãi rượu thịt và mong muốn một ngày có chữ của Huấn Cao để trong trang trọng trong nhà của mình.
Huấn cao là một người phóng khoáng, không sợ có người sẽ hại mình nên đặc biệt nhận rượu thịt và ăn uống như khi còn ở bên ngoài tự do. Mặc dù trước đó khi chưa biết viên quản ngục có tâm hồn yêu cái đẹp và thiên lương như vậy thì Huấn Cao tỏ ý khinh thường nhưng khi biết mọi việc thì Huấn Cao có thái độ khác hẳn, Huấn Cao nhận ra được tấm chân tình và quyết định cho chữ. Huấn Cao chỉ cho những người có tấm lòng yêu nó. Tấm lòng của Huán Cao khi không muốn phụ một người biết yêu cái đẹp: “Suýt chút nữa thì ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.
Bên cạnh là một người có tài năng và thiên lương trong sáng Huấn Cao còn là một anh hùng. Và bởi lấy hình tượng người anh hung Cao Bá Quát nên hình tượng Huấn Cao cũng mang hới hướng một vị anh hung ngang tang đầu đội trời chân đạp đất. Huấn Cao là một tử tù tội ác tày đình và có tài bẻ khóa vượt ngục và không một nhà lao nào có thể giam giữ nổi ông. Khi triều đình có những tư tưởng sai lệch, một người có chí lớn như Huấn Cao không thể dương mắt làm ngơ, cho nên Huấn Cao không ngần ngại đứng đầu đội quân để chống lại triều đình. Điều đó khẳng định ông bất chấp làm việc nghĩa cho nhân dân mà thôi.
Huấn Cao không hề tỏ ra sợ hãi mặc dầu ông biết rằng mình sắp chết nhưng vẫn không ngần ngại có những hành động coi thường những kẻ chỉ biết lấy uy quyền ra dọa nạt. Hành động giỗ gông khi một trận dệp làm cho Huấn Cao không thê chịu nổivà khi bị đánh liên tục Huấn Cao cũng không sợ mà quyết định giỗ gông.
Khí phách của Huấn cao và hình tượng đẹp đẽ của ông khi cho chữ Viên quản ngục. Trong cảnh tượng một chốn ẩm thấp đầy phân gián phân chuột, ánh sáng của ngọn đuốc rực lên và hình tượng Huấn Cao với những nét chữ tài hoa hiện ra trên nền lụa trắng tinh. Đây quả là một hihf ảnh đẹp, vượt lên cả hoàn cảnh và những thứ tầm thường khác.
Huấn Cao luôn luôn toát lên vẻ đẹp của cả một vị anh hùng và một con người tài hoa, những chi tiết và tình huống truyện đã góp phần tạo nên vẻ đẹp đó của. Qua đây chúng ta cũng thấy được tài năng của Nguyễn Tuân trong miêu tả tâm lí nhân vật và xây dựng tình huống truyện độc đáo.
Nguồn: Bài văn hay