Cảm nhận về bài Thuốc của Lỗ Tấn
Lỗ tấn ( 1881-1936) là một trong những nhà văn đã đóng góp rất nhiều các thành tựu to lớn cho nền văn học hiện đại Trung Quốc. Là một con người ngoan cường, bất khuất, ông mang cả những dòng máu tinh thần ấy vào các tác phẩm của mình. “ Thuốc” được sáng tác năm 1919 – là một tác phẩm rất nổi tiếng kể về những mảnh đời và cuộc sống xã hội của Trung Hoa thời bấy giờ.
Sinh ra cùng là con người, nghèo hèn sang bẩn thì cùng đều là kiếp người trên đời. vậy mà, trong cái xã hội loạn lạc tại đất Trung hoa, con người ta sẵn sàng ăn thịt lẫn nhau thì thật đáng ghê tởm, chê trách. Cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Lỗ tấn luôn muốn lấy câu chữ để phanh phiu hiện thức của xã hội lúc bấy giờ. Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người là minh chứng hùng hồn nhất để tố cáo sự thiển cận, thiếu hiểu biết.
Câu chuyện xoay quanh nội dung khi Lão Hoa Thuyên đi bao tẩm máu tử tù để đem về chữa bệnh lao cho con. Thế nhưng, phương thuốc chữa bệnh lao ấy chẳng phải đông y hay tây y, mà lại bằng máu người. Máu của những người hoạt động cách mạng, đã bị giam cầm và kết liễu sự sống dưới bọn lính tay sai cầm thú. Ở đây, con người đang phải đơn độc, tự mò mẫm chiến đấu và giành giật sự sống của mình bằng sự uu mê, mu muội. Khi đã mấy đời độc đinh, thằng con trai duy nhất của Lão Hoa Thuyên bị ho lao, ông bất chấp gió sương, cầm những đồng bạc của bà Hoa với mối hy vọng chan chứa rằng có thể cứu được con trai lão.
Bạc bẽo thay, xót xa quá khi Lão Thuyên chứng kiến cảnh pháp trường, có biết bao nhiêu người “ kì dị hết sức”, cứ hai ba người “ đi đi lại lại như những bóng ma”. Bọn người ở đâu “ xô nhào tới như nước thủy triều”, lúc thì cả đám “ xô đẩy nhau ào ào’. Hình như họ tranh nhau “ lấy thuốc” để đêm bán. Từng giọt máu dần rơi xuống, tràn lan, loang lổ trên mặt đất, nó ám ảnh, rồi hòa tan vào màn đêm lạnh lẽo. Người bán thuốc cho lão Thuyên mặc bộ quần áo đen ngòm, đưa cho lão “ một chiếc bánh bao nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt”. Bằng hết tinh thần và sức mạnh của người cha, lão mang chiếc bánh bao ấy về nhà vì tin rằng “ lão sẽ mang cái gói này về nhà, đem sinh mệnh lại cho con lão, và lão sẽ sung sướng biết bao!”.
Thế nhưng, sự ngu muội, những điều hoang đường về phương thuốc thần kỳ ấy lại giết chết con trai của lão. Họ đâu hề biết rằng, căn bệnh lao lúc bấy giờ đã liệt vào hàng “ vô phương cứu chữa”, chẳng ai có thể qua khỏi cửa tử. Tình phụ tử đã làm cho họ trở nên điên cuồng, họ lao vào những điều mê tín dị đoán chỉ vì muốn cứu con trai.
Tiếc thay, con người ta sống trong xã hội ấy, những đôi mắt u mê, thiển cận ấy lại có sức lan truyền hết sức mãnh liệt. Chẳng phải có mình lão Hoa vội vàng đi mua bánh bao tẩm máu ấy, mà có biết bao người cũng có ý định như lão. Hình ảnh đám đông trong quán trà của lão Hoa cũng phản ánh chân thực về “ căn bệnh tinh thần” của người Trung Quốc. Từ già trẻ, gái trai đều xuất hiện chốn này, với hàng nghìn hàng vạn thông tin được lan truyền mà chẳng ai biết rõ, người ta nghe được nó từ đâu. Thực trạng này càng phơi bày rõ thực trạng tinh thần của người dân trung quốc. Cuộc cách mạng tuy đã được diễn ra nhưng họ vẫn chưa thể giác ngộ được đường lối, tư duy đổi mới cách tân của nhà nước.
Trong phần cuối của câu truyện, tác giả miêu tả tới khung cảnh nghĩa địa hoang sơ có chút rùng rợn. ở giữa con đường mòn quanh co, nhỏ hẹp được chia thành hai bên khu vực, một bên là những người chết chém hoặc chết tù, còn một phía là người nghèo chết vì đói khổ.Hình ảnh con đường mòn ấy không đơn thuần là một ranh giới giữa đời thức, mà nó còn như là ngăn cách giữa lòng người. Khi mà ngày hôm nay người ta hoan hỉ, vui mừng cho Lão Hoa mua được thuốc cứu con, ngày hôm sau khi con trai lão chết, họ chẳng hề tiếc thương,giương những con mắt ráo hoảnh. Dù là tử tù hay dân nghèo, họ đều đã là nạn nhân đau khổ, đáng thương của ã hội phong kiến xưa.
Thế nhưng, con người ta vẫn mãi tin rằng sẽ có ngày mai tươi sáng nếu hôm nay biết cố gắng. Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du là một điểm sáng cho câu chuyện của Lỗ tấn. Nó làm cho cái chết của Hạ Du- một người lính kiên cường chiến đấu nhưng đã bị chính quyền giết chết bớt phần bi thảm. Đâu đó trong xã hội ấy, vẫn có những con người biết đồng cảm, xót thương, biết hiểu ra chân lý lẽ phải.
Đặc biệt, chi tiết hai người mẹ gặp nhau vào xuân khi họ có cùng nỗi đau mất con vào mùa thu. Thu thường gắn với hình ảnh lá vàng rơi, tựa như đời người héo úa. Nhưng xuân đến sẽ mang nhựa sống, hồi sinh cho cả vạn vật lẫn con người. tác giả đã gieo vào cho nhân dân cả niềm hi vọng,niềm được thoát khỏi đau thương tàn khốc để mơ vè cuộc sống tươi sáng hơn.
Câu chuyện tuy kết thúc với những nỗi buồn vương lại trong lòng độc giả vì chế độ xã hội thối nát và nỗi niềm lo lắng của tác giả trước số phận của người dân và dân tộc mình. Một xã hội u mê, làm lung lay niềm tin của con người trước những cám dỗ của cuộc sống thì sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc đời của bao con người.
Ứng dụng VĂN MẪU TỔNG HỢP trên điện thoại với hơn 30k bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết. Hãy tải App ngay để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn nhé!
Nếu thấy bài viết hay, hãy động viên và chia sẻ ban biên tập! Các bình luận không phù hợp sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.