Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn được tiến hành như thế nào?
* Chính trị: sau khi đánh đổ triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, xây dựng chế độ QCCC
– Chính quyền trung ương: tổ chức theo mô hình thời Lê.
+ Vua đứng đầu triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước
+ Dưới vua có 6 bộ (Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công), đứng đầu là Thượng thư.
+ Đến thời Minh Mạng, tổ chức BMNN được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, nội các, cơ mật viện…
+ Phú Xuân là kinh đô, là trung tâm đầu não của cả nước.
– Chính quyền địa phương:
+ Thời Gia Long, đất nước được chia thành Bắc thành, Gia Định thành do các Tổng trấn thay mặt hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh triều đình trực tiếp quản lí
+ Năm 1834-1832, Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 Tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc, tuần phủ của triều đình. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã
+ Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu, không phong tước Vương cho người ngoài họ.
– Luật pháp: 1815 bộ “Hoàng triêù luật lệ” (Luật Gia Long) được ban hành với 398 điều, đề cao quyền uy Hoàng đế, triều đình, xử phạt rất hà khắc
– Quân đội: Được tổ chức quy củ, gồm 4 loại binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh), trang bị đầy đủ.
– Đối ngoại: Thần phục nhà Thanh; bắt Lào, Campuchia thần phục. Với phương Tây: đóng cửa không chấp nhận việc đặt ngoại giao của họ.