Giải thích câu tục ngữ Bợm già mắc bẫy cò kengắn gọn
Hướng dẫn
Cò ke là một loại thân thảo. Có hai loại cò ke: loài dây leo có tên khoa học là Grewiea astropelata và loài thân đứng có tên là Grewia paniculata. Quả cò ke khi chín có màu đen, vỏ nhẵn là món ăn đặc biệt ưa thích của các loài chim.
Bẫy cò ke có cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả cao. Nếu chim đã chui đầu vào ăn mồi (ăn quả cò ke) thì đều bị cần bật đập gẫy cổ chết ngay. Vì vậy mà khi chim đã bị “mắc bẫy cò ke” thì khó lòng thoát chết.
Theo kiểu bẫy cò ke dùng bẫy chim, người ta làm ra những chiếc bẫy chó tương tự và cùng tên. Vì thế trong Từ Điển Bùi Văn Tập, bẫy cò ke này được giải thích là: một bẫy chó rất sơ sài; và nghĩa bóng là mưu lừa rất tầm thường.
Trong câu tục ngữ “Bợm già mắc bẫy cò ke” có một sự đối lập thú vị: Bợm già là những tay bợm lão luyện, lọc lõi trong nghề lừa lọc thế mà bị mắc bẫy cò ke tức là bị mắc mưu lừa tầm thường! Và khi đã sa cơ thì dù có là bợm già cũng phải bó tay Tục ngữ này phản ảnh một thực trạng xã hội: Những kẻ dù có anh hùng, ngang dọc mà chủ quan thì cũng có lúc bị sa cơ thất thế bởi những mưu chước rất tầm thường.
Theo Hocsinhgioi.com