Cảm nhận về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
Chính Hữu (1926- 2007) là một nhà thơ quân đội nổi tiếng của làng thơ Việt Nam. Dù không có nhiều tác phẩm, nhưng những sáng tác của ông đều rất hay và mang hơi thở thời đại. Tác phẩm của ông dường như gắn liền với sắc xanh của áo lính. Trong đó, nổi bật là bài thơ Đồng chí, ra đời năm 1948, viết về người chiến sĩ của quân đội nhân dân Việt Nam cùng với sự khốc liệt của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Và ở đó, hình ảnh “ đầu súng trăng treo” dường như là bộc lộ rõ điều này.
Hình ảnh người lính hiên ngang, dũng cảm, chịu mọi khó khăn gian khổ để hướng lên phía trước được bao trùm xuyên suốt bài thơ. Dù trong hoàn cảnh vất vả, thiếu thốn, những người chiến sĩ vẫn không bị gục ngã. Họ sống trong một không gian hết sức khắc nghiệt, giữa rừng hoang sương muối phủ, và ở đó, hình ảnh “ đầu súng trăng treo” xuất hiện như một điểm nhấn vô cùng tuyệt đẹp:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Ở hai câu thơ trên, không gian hiện lên là một sự khắc nghiệt, gian khổ cả về thời tiết và địa hình, hoàn cảnh sống, thì đến câu thơ thứ ba, hình ảnh súng và trăng lại hiện lên một cách nên thơ và có phần lãng mạn. Nơi đêm đông giá lạnh, sương muối thì đang bao trùm khiến ai ai cũng lạnh lẽo, rét buốt. Vậy mà những người lính vẫn thật kiên cường, họ vẫn luôn “ đứng cạnh bên nhau” để “ chờ giặc tới”. Họ luôn sẵn sàng tư thế và tâm thế để chiến đấu, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ.
Có lẽ khi đặt ba câu thơ này ở một khổ thơ riêng, dụng ý của tác giả chính là để làm nổi bật hình ảnh “ đầu súng trăng treo”. Giữa không gian khắc nghiệt, gian khổ của thiên nhiên và chiến tranh, vậy mà người lính thì vẫn mạnh mẽ, bất khuất, luôn mang trong mình tình yêu đối với đất nước, cũng như tinh thần lạc quan chống lại kẻ thù.
Hình ảnh “ đầu súng trăng treo” chỉ có trăng và súng. Hai sự vật tưởng chừng như đối lập nhau, nhưng trong câu thơ lại trở nên mềm mại. Không còn đối lập, không còn khắc nghiệt nữa mà hòa quyện vào nhau trở nên một khung cảnh vô cùng đẹp, thơ mộng giữa rừng hoang sương muối lạnh. Có thể nói, sự lãng mạn trong thơ Chính Hữu được nổi bật lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt, giữa rừng hoang sương muối lạnh. Đây chính là chất liệu lãng mạn nổi bật lên trên nền hiện thực khắc nghiệt. Những người lính sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, mũi súng lúc nào cũng trong trạng thái hướng lên trời, đến nỗi tưởng như có thể chạm vào trăng. Một bức tranh đối lập nhưng lại vô cùng tinh tế và đẹp đẽ.
Trong kháng chiến. những người lính phần lớn tuổi đời đều còn rất trẻ. Họ đều có lý tưởng sống và cống hiến hết mình cho Tổ Quốc. Nhưng trong đó, họ cũng đều là những người có ước mơ, ấp ủ trong mình những tình yêu, những khát khao lãng mạn của tuổi trẻ. Và quan trọng là những người lính trẻ vẫn luôn luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cố gắng vượt qua, điều đó thực sự là đáng quý.
Thật vậy, có thể nói hình ảnh “ đầu súng trăng treo” mang theo hơi thở lãng mạn của ánh trăng, gieo vào lòng những người lính sự êm dịu, ấm áp nhất. Tác giả đã rất thành công khi dựng nên hình ảnh “ đầu súng trăng treo” tuyệt đẹp, gieo vào lòng người đọc những ấn tượng không thể nào quên.
Ứng dụng VĂN MẪU TỔNG HỢP trên điện thoại với hơn 30k bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết. Hãy tải App ngay để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn nhé!
Nếu thấy bài viết hay, hãy động viên và chia sẻ ban biên tập! Các bình luận không phù hợp sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Thống kê tìm kiếm
- cam nhan hinh anh dau sung trang treo