Đề bài: Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam
Bài Làm
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, những ai sinh ra và lớn lên ở miền quê Viêt Nam đều thấy thân thuộc với hình ảnh con trâu. Con trâu gắn bó với người nông dân Việt Nam từ lâu đời nên đã trở thành biểu tượng của người nông dân.
Con trâu thuộc loài trâu bò nói chung, sống chủ yếu ở phía nam của châu Á từ lâu. Trâu có loại trâu rừng và trâu nhà. Sau này dưới thời văn minh lúa nước, trâu dần được thuần chủng thành trâu nhà, giúp ích cho người nông dân.
Con trâu thường có màu lông đen. Trâu rất to nặng từ hơn 200 đến 700 ki lô gam. Trâu có thể cao hơn một mét rưỡi với những chú trâu trưởng thành. Chú trâu có bốn chân to khỏe, chắc nịch. Cái bụng của nó to với cái đuôi dài ngoe nguẩy trông rất thích mắt. Trâu có cái mõm dài, đôi mắt chú to hấp háy. Đặc biệt nhất ở chú trâu là đôi sừng dài, chắc chắn và cong vút. Thức ăn của trâu là cỏ và rơm rạ. Sau mỗi ngày lao động, trâu lại được nằm dưới lũy tre xanh rì rào, gặm từng cọng rơm khô.
Con trâu vốn gắn bó với người nông dân Việt Nam trong lao động sản xuất từ xa xưa. Bởi vậy ông cha ta từ xưa vẫn nói “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Trâu giúp người nông dân sức kéo. Từ khi chưa có máy móc như ngày nay. Con trâu giúp người dân chuyên trở hàng hóa, chở lúa về nhà mỗi vụ gặt. Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau đã quá đỗi thân quen. Trâu giúp người nông dân cày ruộng mỗi ngày mùa đến. Từ thời vua chuấ ngày xưa, mỗi dịp xuân đến, trâu lại xuống đồng cùng vua đi từng bước “cày tịch điền” để cầu mong cho một mùa vụ bội thu.
Con trâu gắn bó với tuổi thơ mỗi người vùng nông thôn. Mỗi chiều, từng đàn trâu lại thung thăm gặm cỏ. Một vài cậu bé vẫn ngồi trên lưng trâu, thổi tiếng sáo trong trẻo, cao vút dẫn trâu trở về. Hình ảnh đàn trâu đằm mình tắm dưới dòng sông quê cũng là một hình ảnh đẹp, đáng nhớ với mỗi người.
Con trâu không chỉ gắn bó với con người trong lao động mà còn gắn bó với người dân trong lễ hội truyền thống. Hàng năm, ai đi đâu về đâu cũng nhớ đến ngày lễ hội chọi trâu. Lễ hội chọi trâu trang trọng, có kiệu và võng lọng. Ai cũng hồ hởi mỗi dịp lễ hội về. Lễ hội chọi trâu đã có từ lâu đời và có giá trị tinh thần lớn trong đời sống tâm linh mỗi con người Việt Nam. Bởi vậy đã có câu thơ:
“Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng mười tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng mười tháng tám nhớ về chọi trâu”
Con trâu Việt Nam thân thuộc và bình dị là vậy. Bởi thế hình ảnh con trâu đã bước vào rất nhiều trang thơ, ca dao dân ca Việt Nam:
“Tậu trâu, lấy vợ, cất nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay”
Con người coi trâu nghé như một người bạn, bởi vậy nên đôi khi người nông dân thường nói chuyện với chung như với con người vậy:
“Nghé ơi ta bảo nghé này
Nghé ăn cho béo nghé cày cho sâu.
Ở đời khôn khéo chi đâu
Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần.”
Hay:
“Thằng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.”
Con trâu trở thành người bạn, thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam bởi tính cần cù, siêng năng trong lao động. Không quản ngày nắng, ngày mưa, vất vả sớm tối, con trâu vẫn luôn bên cạnh người nông dân chất phác, giản dị. Hình ảnh con trâu bên cạnh người nông dân mỗi cánh đồng thật đep và bình dị biết bao.
Dù đã trải qua bao năm tháng, từ xa xưa cho tới thời buổi công nghệ như ngày nay, con trâu vẫn luôn là hình ảnh đẹp trên mỗi cánh đồng, mỗi làng quê Việt Nam, mãi để lại trong trái tim mỗi người dân Việt Nam những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ.
Nguồn: Tài liệu văn học
Thống kê tìm kiếm
- Thuyết minh về loài trâu việt nam