Tóm tắt truyện Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê
-
I. Dàn ý bài viết
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả An-phông-xơ Đô-đê và tác phẩm “Buổi học cuối cùng”:
+ Tác giả An-phông-xơ Đô-đê là một nhà văn hiện thực lỗi lạc của nước Pháp xuất hiện vào nửa cuối của thế kỉ XX, ông là một nhà văn có tình yêu sâu sắc với quê hương, đất nước.
+ Tác phẩm truyện “Buổi học cuối cùng” được bắt nguồn từ chính biến cố lịch sử của nước Pháp, sau khi thua trận trong chiến tranh Pháp – Phổ, vùng đất Andat và Loren trở thành của Đức và phải học tiếng Đức.
2. Thân bài
-Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng:
+ Tác phẩm như một tự truyện của cậu bé Phrang, buổi sáng hôm ấy, cậu bé đi học muộn và đã định trốn học, thế nhưng cậu đã vượt qua được sự cám dỗ bên ngoài và chạy tới trường học.
+ Trên đường đi tới trường, cậu nhận ra có những điều khác lạ so với ngày thường, ở trụ sở xã rất đông người xúm vào xem bảng cáo thị, dù cậu không biết trên đó ghi thông tin gì nhưng với hiểu biết của mình cậu biết ngay là lại có chuyện gì đó.
-Diễn biến của buổi học cuối cùng:
+ Thầy Hamen ăn mặc trang trọng rất khác ngày thường và những người được mời đến cũng rất chỉnh tề.
+ Sau khi ổn định thầy Hamen mới nhẹ nhàng thông báo đây chính là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, lí do chính bởi quân Phổ đã ra lệnh các trường ở vùng Andat và Loren chỉ được dạy tiếng Đức, không còn được dạy tiếng Pháp nữa.
-Kết thúc buổi học cuối cùng:
+ Khi đồng hồ đã điểm 12 giờ, tiếng kèn của lính Phổ vang lên, thầy Hamen dù đã xúc động không thể nói lên lời vẫn cố viết dòng chữ cuối cùng trên bảng “Nước Pháp muôn năm” nhắc nhở mọi người về lòng yêu nước.
+ Buổi học đã kết thúc trong sự xúc động nghẹn ngào.
3. Kết bài
Ý nghĩa của tác phẩm: Có thể nói, tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê là một truyện ngắn hay và xúc động, phản ánh tinh thần yêu nước thiết tha và lòng tự hào về tiếng mẹ đẻ của người dân Pháp.
II. Bài tham khảo
Tác giả An-phông-xơ Đô-đê là một nhà văn hiện thực lỗi lạc của nước Pháp xuất hiện vào nửa cuối của thế kỉ XX, ông là một nhà văn có tình yêu sâu sắc với quê hương, đất nước. Tác phẩm truyện “Buổi học cuối cùng” được bắt nguồn từ chính biến cố lịch sử của nước Pháp, sau khi thua trận trong chiến tranh Pháp – Phổ, vùng đất Andat và Loren trở thành của Đức và phải học tiếng Đức. Truyện chính là kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân Pháp vùng Andat.
Tác phẩm như một tự truyện của cậu bé Phrang, buổi sáng hôm ấy, cậu bé đi học muộn và đã định trốn học, thế nhưng cậu đã vượt qua được sự cám dỗ bên ngoài và chạy tới trường học. Trên đường đi tới trường, cậu nhận ra có những điều khác lạ so với ngày thường, ở trụ sở xã rất đông người xúm vào xem bảng cáo thị, dù cậu không biết trên đó ghi thông tin gì nhưng với hiểu biết của mình cậu biết ngay là lại có chuyện gì đó.

Tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê
Trong sân trường hôm này cũng vắng lặng và im ắng hơn ngày thường, khi Phrang tới lớp, cậu đi học trễ nhưng kì lạ thay thầy Hamen không trách mắng mà chỉ nhẹ nhàng nhắc cậu vào lớp, lạ hơn nữa là trong lớp học có sự xuất hiện của ông xã trưởng, cụ Hô-de và nhiều người lớn tuổi khác nữa. Thầy Hamen ăn mặc trang trọng rất khác ngày thường và những người được mời đến cũng rất chỉnh tề. Sau khi ổn định thầy Hamen mới nhẹ nhàng thông báo đây chính là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, lí do chính bởi quân Phổ đã ra lệnh các trường ở vùng Andat và Loren chỉ được dạy tiếng Đức, không còn được dạy tiếng Pháp nữa.
Đến lúc này, Phrang mới nhận ra lý do cho những điều khác lạ mà cậu thấy trong ngày hôm nay, cậu bé Phrang bị choáng, cậu chửi thề “A! Quân khốn nạn”, cậu cũng vô cùng hối hận và ăn năn những lần đã trốn học, đi học muộn, bỏ qua lời mắng của thầy và lười học tiếng Pháp, Phrang đã nhận thức được giá trị của tiếng mẹ đẻ, thay đổi cách nghĩ về việc học tập của mình. Trong buổi học cuối cùng, thầy Hamen nói về vẻ đẹp và sự quý giá của tiếng mẹ đẻ, mọi người ai cũng chăm chú lắng nghe và xúc động thiêng liêng. Dù phải rời xa mái trường đã gắn bó nhiều năm và không được dạy cho học trò ngôn ngữ của dân tộc, thầy Hamen rất đau xót nhưng vẫn can đảm dạy buổi cuối cùng.
Thầy khuyên mọi người hãy cố giữ lấy tiếng Pháp bởi “Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Khi đồng hồ đã điểm 12 giờ, tiếng kèn của lính Phổ vang lên, thầy Hamen dù đã xúc động không thể nói lên lời vẫn cố viết dòng chữ cuối cùng trên bảng “Nước Pháp muôn năm” nhắc nhở mọi người về lòng yêu nước. Buổi học đã kết thúc trong sự xúc động nghẹn ngào.
Có thể nói, tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê là một truyện ngắn hay và xúc động, phản ánh tinh thần yêu nước thiết tha và lòng tự hào về tiếng mẹ đẻ của người dân Pháp.
Ứng dụng VĂN MẪU TỔNG HỢP trên điện thoại với hơn 30k bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết. Hãy tải App ngay để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn nhé!
Nếu thấy bài viết hay, hãy động viên và chia sẻ ban biên tập! Các bình luận không phù hợp sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.