Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
Khí hậu |
Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển |
Tài nguyên thiên nhiên vùng biển |
Thiên tai |
– Làm tăng độ ẩm của các khối khí di chuyển khiến nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính khắ nghiệt của thời tiết: Mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức. – Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn. |
– Địa hình ven biển rất đa dạng: vũng vịnh, cồn cát, đầm phá, bãi biển … – Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: + Hệ sinh thái rừng ngập mặn (450 nghìn ha, riêng Nam Bộ là 300 nghìn ha, lớn thứ 2 thế giới sau rừng ngập mặn Amazon) + Hệ sinh thái trên đất phèn. + Hệ sinh thái rừng trên các đảo. |
– Tài nguyên khoáng sản: + Dầu mỏ và khí đốt có giá trị và trữ lượng lớn (Nam Côn Sơn, Cửu Long, Thổ Chu – Mã Lai …) + Cát ven biển có trữ lượng titan lớn là nguyên liệu quý cho công nghiệp + Khai thác muối (ven biển Nam Trung Bộ) – Tài nguyên hải sản: đa dạng, phong phú, giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao Có hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, hàng chục loài mực, các loài phù du khác … Ngoài ra còn có các rạn san hô ở ven các đảo, quần đảo → Phát triển kinh tế |
– Bão: Mỗi năm có 9 – 10 trên Biển Đông, 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào nước ta. – Sạt lở bờ biển: Nhất là dải bờ biển Trung Bộ – Hiện tượng cát bay, cát chảy, lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc, hoang mạc hóa đất đai … → Khai thác hợp lý đi đôi với bảo vệ, giảm ô nhiễm môi trường, phòng chống thiên tai… |