Đề bài: Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” của Hàn Mạc Tử
Bài làm
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca Việt Nam. Ông là người đi tiên phong cho dòng thơ lãng mạn hiện đại của Việt Nam, và là người khởi xướng ra Trường Thơ Loạn. Phong cách thơ của ông luôn có cái tôi riêng, nhưng lại theo hướng hơi “ điên” với những vần thơ tưởng như sắp vượt ra khỏi hiện thực. Nhưng bên cạnh đó cũng có những bài thơ nhẹ nhàng lãng mạn với những áng thơ rất đẹp. “ Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ như vậy, một bài thơ đẹp đẽ về tình yêu cùng với thiên nhiên tươi đẹp, mát lành.
Đọc bài thơ, người đọc cảm nhận đây có lẽ là bức thư tình của tác giả gửi cho một cô gái tên Kim Cúc. Bài thơ là tiếng lòng, tâm sự muốn thổ lộ của Hàn Mặc Tử. Bài thơ mở đầu bằng những lời lẽ tưởng như trách móc nhưng lại rất nhẹ nhàng, chất chứa biết bao tình cảm:
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Đọc những câu thơ này, người đọc ắt hẳn sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh cô gái đang trách móc người yêu “ sao anh không về chơi” thôn Vỹ mộng mơ. Thôn Vỹ đẹp như vậy, nên thơ như vậy, nhưng lâu lắm mà anh không đến. Đây là một lời trách móc nhưng cũng mang tính chất đợi mong điều gì đó. Khung cảnh thôn Vỹ như một bức tranh dần hiện lên qua từng câu chữ của tác giả. Không gian miền quê yeen bình với ánh nắng sớm mai tinh khiết, trong lành. Bầu trời cao và xanh hơn bao giờ hết. Hình ảnh “ vườn ai” có lẽ để chỉ ai đó mà chỉ có ai kia mới biết. Sự kín đáo đầy tinh tế và sâu sắc. Hàn Mặc Tử sử dụng từng ngôn từ, từng câu chữ rất đẹp, nhẹ nhàng mà lãng mạn. Khu vườn có màu “ xanh như ngọc” chứ không phải màu xanh thường thấy. Một khu vườn tươi mát đầy sức sống, tràn đầy tình yêu và lãng mạn. Trong khung cảnh đó, con người thấp thoáng xuất hiện nhưng vẫn chưa rõ ràng, phải chăng đây là một vị khách từ xa đến chơi mà không báo trước.
Tinh tế, lãng mạn là thế nhưng giọng thơ bỗng chùng xuống ở khổ thơ thứ hai:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay.
Hàn Mặc Tử tạo nên sự khác biệt với lẽ thường khi để “ gió theo lỗi gió, mây đường mây” mà không phải là mây gió luôn gắn liền với nhau. Phải chăng đây là sự chia ly khiến cho người ta đau lòng? Người ta có cảm giác vụn vỡ, tan nát cõi lòng khi đọc hình ảnh “ hoa bắp lay” rơi rụng xuống dòng sông. Hàn Mặc Tử mượn thiên nhiên để nói đến tâm sự của mình hiện tại, đó là một nỗi buồn đến tê tái, rụng rời. Ông còn dùng thuyền và trăng để nói thay cho nỗi lòng của mình. Một sự mơ hồ, kỳ ảo đặc trưng trong thơ của Hàn Mặc Tử. Hình ảnh “ sông trăng” nên thơ, huyền diệu, có lẽ là đêm trăng đẹp, tròn đầy, lãng mạn nhất. Vậy mà cuối khổ thơ lại là một câu hỏi đang bỏ ngỏ chưa csos lời đáp. Nhịp thơ khiến cho câu thơ trở nên vội vàng, gấp gáp hơn.
Ở khổ thơ cuối, một màu sắc của sự kỳ ảo bao trùm toàn bộ không gian:
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.
Đến đây, người đọc có thể chắc chắn rằng, nỗi nhớ đã quá lớn, quá sâu đậm khiến cho “ khách đường xa” đã lạc bước cả vào trong giấc mơ, tưởng gần nhưng cũng chẳng thể chạm đến được. Có lẽ tác giả đã đợi chờ, mong mỏi đến hao gầy vì một mối tình. Thêm vào đó, gam màu trắng bao chùm khổ thơ càng khiến cho khung cảnh trở nên kỳ ảo. HÀn Mặc Tử dường như đang lo lắng, không biết rằng mối tình của mình sẽ đi đến đâu? Có đến được bến bờ hạnh phúc không? Bởi tác giả không chắc chắn rằng tình ngwoif ta có đậm đà như đã hẹn thề với nhau hay không? Có cảm giác mọi thứ dần vụn vỡ, tan ra khiến mặt sông trở nên huyền ảo, mơ màng sương khói.
Đọc “ Đây thôn Vĩ Dạ” ta có thể cảm nhận được tình yêu, sự lãng mạn của đôi lứa yêu nhau chờ mong ngày được đoàn tụ. Với khung cảnh xứ Huế mộng mơ khiến cho bài thơ trở nên đẹp đẽ, lãng mạn hơn bao giờ hết.
Nguồn: Tài liệu trực tuyến